Tất tần tật về Huyện Lạc Dương thích hợp đầu tư phát triển kinh tế

Huyện Lạc Dương – Lạc Dương là một trong những huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, với mật độ dân cư phân bố không đều, thưa thớt nhiều luồng dân cư di dời từ thành phố lớn về các vùng thưa dân để an cư lạc nghiệp ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng gần núi và núi. Huyện Lạc Dương sở hữu nhiều tài nguyên phong phú rất thích hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương

Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm và điều kiện thiên nhiên, kinh tế thuận lợi hơn, Dalat-Info muốn giới thiệu đến bạn một vài thông tin cần thiết về giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch trong các năm tới ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

Dành cho những ai chưa biết đến huyện Lạc Dương thì đừng bỏ qua bài viết với nhiều thông tin hữu ích này nhé.

1. Tổng quan về huyện Lạc Dương

Lạc Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, sở hữu diện tích tự nhiên 1.316.3 km2, dân cư phân bố rải rác, không đều và đa dạng các thành phân dân cư sinh sống.

Huyện Lạc Dương được thành lập theo Quyết định của Chính phủ từ năm 1979 bao gồm 3 xã là Đạ Long, Đạ M’Rông và Đạ Tông của huyện Đức Trọng và đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

Tổng quan về huyện Lạc Dương

Tổng quan về huyện Lạc Dương

Là một huyện miền núi tại tỉnh Lâm Đồng, Lạc Dương ngày càng được phát triển thuận lợi về du lịch, bất động sản và được xem là “điểm cao” của vùng Tây Nguyên.

  ĐỌC THÊM: Huyện Bảo Lâm: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch

2. Đơn vị hành chính huyện Lạc Dương

Đơn vị hành chính huyện Lạc Dương

Đơn vị hành chính huyện Lạc Dương

STT

Tên xã phương

Mã bưu chính

Dân số

Diện tích

Mật độ dân số

1

Thị trấn Lạc Dương

66206

7.942 người

70.61 km2

112 người/km2

2

Xã Đạ Chais

66211

1.560 người

341.17 km2

5 người/km2

3

Xã Đạ Nhim

66210

2.194 người

239.93 km2

9 người/km2

4

Xã Đạ Sar

66207

3.014 người

246.9 km2

12 người/km2

5

Xã Đưng K’Nớ

66209

1.169 người

165 km2

7 người/km2

6

Xã Lát

66208

1.933 người

217,14 km2

9 người/km2

3. Vị trí địa lý huyện Lạc Dương

Nằm ở vị trí thuận lợi khá tốt trong vùng, Lạc Dương là một huyện vùng cao của cao nguyên Lâm Viên, được xem là một ngã ba giao thoa giữa các tỉnh Lâm Đồng với Đắk Lắk – Khánh Hòa và Khánh Hòa – Ninh Thuận.

Thuận lợi để phát triển kinh tế, giao thoa hàng hoá, văn hoá với cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao và rất thuận lợi để cư dân di chuyển đến các khu vực lân cận. 4 phía của huyện được giáp với các khu vực quan trọng:

Vị trí địa lý huyện Lạc Dương

Vị trí địa lý huyện Lạc Dương

Đông Lạc Dương tiếp giáp huyện Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa.

  • Tây Lạc Dương giáp với huyện Lâm Hà và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nam Lạc Dương tiếp giáp với Thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
  • Bắc Lạc Dương giáp với huyện Lắk và huyện Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk.

4. Dân cư huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương sở hữu diện tích khá rộng nhưng mật độ dân cứ phân bố không đều, thưa thớt. Theo số liệu thống kê của cả nước, toàn huyện có tổng số dân là 25.050 người, mật độ dân số là 16 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người được đánh giá là thấp nhất tỉnh Lâm Đồng, chỉ 20 triệu đồng/người.

Dân cư huyện Lạc Dương

Dân cư huyện Lạc Dương

Với 4.244 hộ và 18.992 nhân khẩu, huyện chủ yếu tập trung các dân tộc ít người như Chu Ru, Hoa, Thái, Ê đê, Nùng, Tày, Chăm, ngoài ra còn có các dân tộc khác từ các tỉnh di chuyển đến chưa được thống kê.

5. Tài nguyên thiên nhiên

Huyện Lạc Dương sở hữu vị trí thuận lợi của tỉnh Lâm Đồng màu mỡ, khí hậu ôn hoà, thiên nhiên ở huyên Lạc Dương gần như vô tận, đa dạng và chưa được khai thác triệt để.

5.1 Tài nguyên đất Lạc Dương

  • Đất bazan nâu đỏ: Loại đất này màu mỡ, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cây trồng. Được hình thành trên các vùng đồi núi thấp của Lạc Dương. Với đặc tính chua, độ bazo thấp, khoáng sét nhiều , độ tơi xốp và khí hậu tốt rất thích hợp trồng cây cà phê, cây chè và cây ăn quả.
Tài nguyên đất Lạc Dương

Tài nguyên đất Lạc Dương

  • Đất phù sa: Đất phù sa là sản phẩm phon hoá của các loại đất dá, bị vủng bở và nước mưa di chuyển theo, thường được bồi tụ tại các vùng thung lũng. Người dân thường tận dụng để trồng lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày
  • Đất mùn: là thành phần quan trọng để cây phát triển tốt chứa nhiều chất hữu cơ, làm tăng đồ phì nhiêu của đất trổng và tự cải tạo được môi trường đất. Thích hợp để phát triển cả cây nông nghiệp và công nghiệp

5.2 Tài nguyên nước Lạc Dương

Nơi đây là vùng phát sinh của nhiều dòng suối, thác lớn, phủ dày đặc cả huyện với dòng sông Đa Nhìn cung cấp đến 80% về nước để phục vụ cho hoạt động tưới tiêu và sinh hoạt của bà con nơi đây.

Ngoài ra, các con suối, hồ, sông như: hồ Đan Kia – Suối Vàng, thác Ankroet, thác 7 tầng, thác 9 tầng,…làm phong phú thêm nguồn nước và là một địa điểm phát triển du lịch với một tiềm năng rất lớn.

Tài nguyên nước Lạc Dương

Tài nguyên nước Lạc Dương

Cùng với mạng nước dày đặc, nguồn nước ngầm cũng được tích trữ với lượng nước tinh khiết lớn. Lương khai thác nước ngầm dự trữ được dự đoán có thể đạt khoảng trên 30.000m3/ngày. 

Được chia ra làm 3 tầng chính là tầng chứa nước lỗ hổng, lỗ hổng khe nứt và tầng chứa nước khe nứt. Người dân biết khai thác và tận dụng được nguồn nước này, cũng như hỗ trợ được việc cung cấp nước cho cây trồng nơi đây.

5.3 Tài nguyên rừng Lạc Dương

Lạc Dương là một vùng núi với diện tích đất nông nghiệp được thống kê chiếm 201.349 hecta. Được phủ xanh nhiều khu rừng lơn1, tài nguyên rừng được ví như là một khu bạc ngàn với hàng chục vạn mét khối gỗ.

Tài nguyên đất và nước, cộng với khí hậu ôn hoà hơi đây chủ yếu là là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, rừng tre, trảng cỏ, trảng cây bụi,… và 2000 loài thực vật khác.

Tài nguyên rừng Lạc Dương

Tài nguyên rừng Lạc Dương

Là nơi trú ngụ của nhiều loại sinh, động vật phong phú, có hơn 300 loài chim, 100 loài bò sát lưỡng cư, hơn 80 loài thú lớn đặc biệt, những lọi động vật quý hiếm được liệt kê vào sách đỏ lên đến 100 loài tồn tại nơi đây.

5.4 Tài nguyên khoáng sản Lạc Dương

Lạc Dương phong phú từ đá ông, cát vàng, sét và cả đất san lấp với trữ lượng lớn. Đặc biệt, là một “kho báu lớn” với các mỏ than bùn với quy mô trên 40 km2.

Tài nguyên khoáng sản Lạc Dương

Tài nguyên khoáng sản Lạc Dương

Một số tài nguyên khoáng sản khác được khai thác nhiều và cần thiết đó là Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và nhất là thiếc,… 

Toàn bộ tài nguyên đã được khai thác để phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như các hoạt động khác và một số khoáng sản còn ẩn chứa dưới lòng đất.

5.5 Tài nguyên du lịch Lạc Dương

Nằm trong vùng khí hậu mát mẻ, địa hình phong phú, độc đáo mà Lạc Dương với nhiều khu vực thiên nhiên hấp dẫn như Hệ thống rừng nguyên sinh của xã Đưng K’nớ, Ankroet, thác 7 tầng, thác 9 tầng, hồ thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo, Đạ Khai, Yann Tann Sienn.

Tài nguyên du lịch Lạc Dương

Tài nguyên du lịch Lạc Dương

Không ồn ào, tấp nập như ở thành phố, Lạc Dương thật sự là một nơi lý tưởng để đến thư giãn, nghỉ ngơi với các hoạt động vui chơi đa dạng như cắm trại, câu cá, chèo thuyền.

6. Các trung tâm kinh tế, văn hóa và tiện ích của huyện Lạc Dương

Diện tích dân cư khá lớn và mật độ dân số thưa thớt, Lạc Dương vẫn được phát triển nhiều trung tậm kinh tế, văn hoá và tiện ích để theo kịp tiến độ phát triển của cả nước.

  • Khu vui chơi giải trí: Khu du lịch Langbiang, khu du lịch sinh thái Dasar – Thủy điện Đa Nhim Thượng, khu du lịch thủy điện Đạ Khai, hồ Đan Kia – Suối Vàng, buôn văn hóa cổ K’Ho,…Là những địa danh mà nhiều giới trẻ săn đón và trải nghiệm, lên đến tận nơi để thấy được toàn cảnh của huyện Lạc Dương xinh đẹp đến nhường nào.
Khu du lịch Langbiang

Khu du lịch Langbiang

  • Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Đạ Sar:Tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu đa dạng, tổng diện tích khá lớn được toàn huyện quy hoạch với mô hình nông nghiệp kết hợp công nghệ cao trên 220 hecta. Nông nghiệp sạch là tiêu chí để phát triển các khu công nghiệp lớn tại đây.

6.1 Review trung tâm kinh tế, văn hóa, tiện ích

  • Trung tâm thương mại và cụm trợ: Huyện lỵ có có 5 chợ xã cũng hoạt động rất nhộn nhịp là chợ Chais, chợ Đạ Nhim, chợ Lát,… và nhiều khu chợ lớn rải rác trong các trung tâm thị trấn, cung cấp đủ các mặt hàng cần thiết tiêu dùng cho người dân.
Chợ Lát

Chợ Lát

  • Bưu điện huyện: Mạng lưới bưu điện tại huyện Lạc Dương chưa được rộng mở, bình quân cứ 76 người sẽ có một máy điện thoại để sử dụng, khá ít và chưa được phổ biến, chủ yếu là bưu điện trung tâm bưu điện vệ tinh. Ngày nay, hệ thống này đang được pht1 triển đã khá ổn định.

6.2 Review hệ thống tiện ích

  • Giao thông đường bộ: Tại Lạc Dương, con số tỉnh đã được hoạt động lên đến con số cao. Hai tỉnh lộ 722, 723 được đưa vào sử dụng, thuận tiện cho việc giao thương, lưu thông giữa Đà Lạt, Đắk Lắk và cả Nha Trang. Có 3 tuyến đường chính là Xã Lát – Đưng K’Nớ, thị trấn Lạc Dương – Đạ Sar và Cầu Phước Thành – KDL LangBiang đã được xây dựng hoàn thiện bằng đường nhựa với tổng chiều dài là 5km. 
Giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ

  • Hệ thống cầu cống: Hệ thống cơ sợ vật chất cầu, đường ở huyện được phát triển với hơn 20 cầu lớn nhỏ được xây dựng với chất liệu là bê tông cốt thép chắc chắn, góp phần phát triển đời sống nhân dân và các tuyến đường lưu thông luôn thuận lợi.
  • Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện quốc gia gần như phủ hết toàn huyện, trừ 2 thôn chưa được liên thông, phục vụ được sinh hoạt và sản xuất.

7. Bản đồ quy hoạch huyện Lạc Dương và thông tin quan trọng

  • Phân chia ranh giới lãnh thổ: Bản đồ quy hoạch huyện Lạc Dương được phân chia thành từng vùng, bao gồm 5 xã và 1 thị trấn của huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương, xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar, Đưng K’Nớ và xã Lát.
Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch

  • Thay đổi đáng lưu ý: Lạc Dương phát triển các thôn xã liền kề nằm ở phía Bắc và phía Tây thị trấn như Xã Lát và Đạ Sar thành khu trung tâm, mở rộng không gian, phát triển thành đô thị, làm tăng tầm phát triển cũng như ổn định vị thế của Lạc Dương, phát triển trên tất cả các lĩnh vực trọng tâm.
Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch

Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch

  • Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch:Lĩnh vực mũi nhọn cần được ưu tiên hàng đầu, tập trung phát triển trước tiên là hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phục vụ cho sự phát triển dân số để hoạch định từng bước phát triển trong từng năm.
  • Thời gian quy hoạch theo bản đồ hành chính:Từ nay đến hết năm 2030. 

8. Danh sách tên các con đường ở huyện Lạc Dương

Sau đây là bảng danh sách tên các con đường ở huyện Lạc Dương có vai trò quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá của trung tâm thị trấn:

STT

Tên đường

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Lộ giới (m)

1

PHẠM HÙNG

Km 0+400 đường Lang Biang (đầu ngã ba, bên phải cổng Công an huyện Lạc Dương)

Km 0+500 đường Lang Biang (tại ngã ba nhà ông Nguyễn Quang Huy, tổ dân phố Đồng Tâm)

800

9.5

22

2

LẠC LONG QUÂN

Km 0+600 đường Lang Biang (ngã ba, bên phải cửa hàng vật liệu Minh Chung)

Giáp đường Thăng Long (tại cống ngang qua đường nhà ông Dương Ý)

400

9.5

12

3

ĐOÀN KẾT

Km 0+250 đường Bi Doúp (ngã ba, bên trái nhà nghỉ Thành Ngọc, khu phố chợ thị trấn Lạc Dương)

Km 0+350 đường Bi Doúp (đường nội bộ khu phố chợ, đấu nối lại vào đường Bi Doúp)

300

7.5

7.5

4

LÊ ĐỨC THỌ

Km 0+400 đường Bi Doúp (ngã ba vào nhà ông Đỗ Văn Tường)

Đến cuối đường (Giao với đường Vạn Xuân)

600

6.0

15

5

ĐIỆN BIÊN PHỦ

Km0+700 đường Bidoup (ngã ba trước cổng viện Kiểm sát nhân dân huyện Lạc Dương)

Đến hết khu quy hoạch dân cư tổ dân phố Đăng Lèn

3.000

7.0

15

6

BON NƠR B

Km 0+900 đường 19 tháng 5 (ngã ba, bên trái, trước cổng Trường Tiểu học Kim Đồng)

Km 1+300 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba trước cổng Trung tâm Y tế huyện)

350

6.0

7.5

7

DUY TÂN

Trước cổng nhà thờ B’Nơr C

Ngã ba trước cổng Hội trường tổ dân phố Đăng Gia Rít B

900

7.5

19

8

14 THÁNG 3

Cuối đường Duy Tân (ngã ba Hội trường tổ dân phố Đăng Gia Rít B)

Km 1+800 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba cống hộp số 1 đường 19 tháng 5)

2.500

7.5

12

9

NGUYỄN ĐÌNH THI

Km 3+300 đường 19 tháng 5 (ngã ba, bên trái đường vào nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia)

Nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia

1.500

7.5

18

10

HOÀNG CẦM

Km 0+450 đường vào khu dân cư buôn Jiêng Ồt (ngã ba bên trái tuyến đường)

Cuối khu dân cư hiện hữu

400

6.0

7.5

11

VĂN TIẾN DŨNG

Cuối đường 19 tháng 5 (ngã ba đường Nguyễn Đình Thi)

Cầu treo Đan Kia và phát triển theo dự án đường Đan Kia đi đường ĐT 722

2.800

7.5

22

12

KLONG NGƠR A

Km 0+100 đường Văn Tiến Dũng (đường vào nhà ông Đa Góut Nam, nguyên Chủ tịch xã Lát)

Cuối khu dân cư hiện hữu

350

6.0

7.5

13

TÂY SƠN

Km 0+550 đường Đăng Gia (tại ngã ba, bên phải nhà ông Cao Anh Tú)

Km 0+320 đường Hàn Mặc Tử (cầu thép B’ Nơ C)

900

7.5

7.5

14

JRIÊNG ỒT

Km 0+150 đường Nguyễn Đình Thi (tại ngã ba số 1, bên trái)

Cuối buôn Jiêng Ồt, tổ dân phố Đan Kia

750

7.0

7.5

15

ĐĂNG KƠR NACH

Km 2+900 đường Văn Tiến Dũng (tại ngã ba, bên trái, đường vào buôn Đưng K’Nach)

Cuối khu dân cư hiện hữu Đăng Kơr Nach

600

7.0

7.5

16

BON DƠNG

Km 0+250 đường Vạn Xuân (tại ngã ba, bên cạnh Nhà thờ Lang Biang)

Km 1+00 đường Thống Nhất (ngã ba, đường xuống Hội trường TDP Bon Đưng II)

800

7.0

7.5

17

19 THÁNG 5

Ngã tư thị trấn Lạc Dương, tiếp giáp đường Lang Biang

Đường Nguyễn Đình Thi, ngã ba đường vào nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia

800

9.0

22

18

HÀN MẶC TỬ

Km 0+200 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba, bên phải – trước cổng Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương)

Đầu đường Duy Tân

200

7.0

15

19

VĂN LANG

Km 0+200 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba, bên phải – trước cổng Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương)

Km 1+700 đường Bi Doúp (tại ngã ba, bên phải, đường vào hồ số 7 hiện hữu)

450

7.5

17

20

ĐĂNG GIA

Km 1+100 đường Lang Biang (tại ngã ba, bên trái, cạnh Bưu điện huyện Lạc Dương)

Giao với đường Duy Tân (theo đề xuất đặt tên mới, trước cổng nhà bà Hoán)

270

7.0

12

9. Thông tin thị trường bất động sản Lạc Dương

Rời xa các thành phố lớn để đến nơi bình yên, giản dị, Lạc Dương là một “cán cân nặng ký” mà nhiều bất động sản đặt ra với nhiều dự án lớn.

9.1 Charm Resort Lạc Dương – Khu đô thị nghỉ dưỡng 5 sao

  • Tên dự án: Charm Resort Lạc Dương.
  • Vị trí :Trung tâm huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Với nhiều yếu tố thuận lợi như: nằm gần quốc lộ 27C và sở hữu hạ tầng giao thông phát triển, tuyến đường phát triển du lịch dày đặc với khu du lịch LangBiang, Thung Lũng Vàng, Làng Cù Lần,… thu hút nhiều du khách.
Charm Resort Lạc Dương

Charm Resort Lạc Dương

  • Quy mô dự án:Xây dựng gồm 3 phân khu gồm khu căn hộ nghỉ dưỡng, khu shophouse thương mại và khu biệt thự view núi. Tận dụng không gian rộng lớn mà toàn bộ hệ thống dự án sẽ được bao phủ bởi núi rừng và các mặt hồ rộng lớn cùng khu sinh thái đa dạng bậc nhất.
  • Tiện ích dự án:Các tiện ích đa dạng khác rất cao cấp như hồ bơi ba tầng, hồ bơi nước mặn, hệ thống Gym – spa và nhà hàng đẳng cấp 5 sao, khu Skybar, Poolbar, khu lễ hội,…Rất thích hợp để đến đây nghỉ dưỡng và một cuộc sống sang chảnh, tiện nghi.
Tiện ích dự án

Tiện ích dự án

9.2 Quy hoạch khu đô thị văn minh huyện Lạc Dương

  • Tên dự án: Khu đô thị đạt chuẩn văn minh Lạc Dương.
  • Quy mô quy hoạch: 600ha trên toàn thị trấn.
  • Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
Quy hoạch khu đô thị văn minh

Quy hoạch khu đô thị văn minh

  • Mục tiêu quy hoạch: Phát triển thị trấn Lạc Dương trở thành khu đô thị, thành turng tâm hành chính với tất cả lĩnh vực, đẩy mạnh các lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như du lịch, bất động sản,…
  • Kế hoạch thực hiện:  Mở rộng các tuyến giao thông quan trọng, nâng cấp quốc lộ 723 thành quốc lộ 27C, nâng cấp toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật để thuận tiện torng việc lưub thông du lịch được phát triển mạnh mẽ hơn, đông đúc hơn.

10. Tiềm năng phát triển bất động sản huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương là khu vực với quỹ đất dồi dào, đồng thời một vài khu vực của huyện đang là định hướng phát triển với tiềm năng phát triển bất động sản rộng mở. Các yếu tố thuận lợi để bạn có thể đầu tư như sau:

  • Nhờ không khí mát mẻ quanh năm và vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho việc “trồng rau nuôi cá”, đầu tư nông nghiệp và là một địa điểm thích hợp để xây dựng các khu du lịch nghĩ dưỡng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Nhiều khu rừng nguyên sinh, động thực vật phong phú, nhiều thác nước, vùng đồi,… một thiên nhiên vùng vĩ như thế làm sao mà có thể bỏ lỡ được.
Tiềm năng phát triển bất động sản

Tiềm năng phát triển bất động sản

  • Huyện Lạc Dương với đa dân tộc nên nền văn hoá cũng đa sắc. Nhiều du khách đến để trải nghiệm hết sự độc đáo từ các nền văn hoá với các hình thức lễ nghị như nhảy múa, uống rượu cần,… cùng nhiều nghề truyền thống, sản phẩm thủ công và chất liệu đặc trưng mà nổi tiếng theo từng vùng.

Đôi lời về tiềm năng bất động sản

  • Với các khu du lịch nổi tiếng là khu du lịch Langbiang, Làng Cù Lần, Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà,… thu hút cả du khách trong và ngoài nước.
  • Hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp với dự án ngày càng được đầu tư tổng số 722, 723 tỉnh lộ và nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã khác.
Đôi lời về tiềm năng bất động sản

Đôi lời về tiềm năng bất động sản

  • Toàn huyện Lạc Dương có tổng diện tích đất tự nhiên lớn là 130.963ha. Thuận lợi cho lĩnh vực bất động sản hoạt động, đầu tư dư án để phát triển trong tương lai.

11. Bảng giá mua bán nhà đất ở huyện Lạc Dương

Giá mua nhà đất ở huyện lạc Dương được chia thành hai khu vực nông thôn và đô thị với số thống kê mà Dalat-Info gửi đến bạn để tham khảo.

11.1 Bảng giá đất ở nông thôn

Dưới đây là bảng giá đất chi tiết, cụ thể về đất ở nông thôn dành cho quý bạn đọc tham khảo. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.

Bảng giá đất ở nông thôn

Bảng giá đất ở nông thôn

Số TT

Tên đơn vị hành chính

Giá đất (1.000VNĐ/M2)

Hệ số (lần)

Xã Lát

1

Khu vực 1

330 – 900

1.0 – 1.4

2

Khu vực 2

230 – 485

1.0

3

Khu vực 3

150 – 190

1.0

Xã Đưng K’Nớ

1

Khu vực 1

140 – 290

1.0 – 1.2

2

Khu vực 2

90 – 165

1.0

3

Khu vực 3

80

1.0

Xã Đạ Sar

1

Khu vực 1

520 – 1.250

1.2

2

Khu vực 2

175 – 965

1.0

3

Khu vực 3

150

1.0

Xã Đạ Nhim

1

Khu vực 1

525 – 1.265

1.2

2

Khu vực 2

180 – 145

1.0

3

Khu vực 3

150

1.0

Xã Đạ Chais

1

Khu vực 1

225 – 590

1.2

2

Khu vực 2

160 – 495

1.0

3

Khu vực 3

130

1.0

11.2 Bảng giá đất ở tại đô thị

Bảng giá đất đô thị của huyện Lạc Dương có gì khác so với bảng giá đất nông thôn? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng giá đất dưới đây

Bảng giá đất ở tại đô thị

Bảng giá đất ở tại đô thị

STT

Tên đơn vị hành chính

Giá đất (1.000VNĐ/M2)

Hệ số (lần)

Thị trấn Lạc Dương

1

Đường LangBiang

4.680 – 6.450

1.2

2

Đường Nguyễn Thiện Thu

2.000

1.2

3

Đường Phạm Hùng

2.910

1.0

4

Đường Lạc Long Quân

2.900

1.0

5

Đường Tố Hữu

2.350

1.2

6

Đường Thăng Long

2.850

1.0

7

Đường Bi Đóup

800 – 5.000

1.0 – 1.2

8

Đường Văn Cao

1.350 – 1.850

1.0

9

Đường Vạn Xuân

1.780 – 3.570

1.0

10

Đường Đăng Gia

1.300 – 1.860

1.0

11

Đường 19/5

1.859 – 4.750

1.0

12

Đường Hàn Mặc Tử

1.400 – 1.470

1.0

13

Đường Đam San

1.685

1.0

14

Đường Thống Nhất

3.570

1.0

15

Đường Điện Biên Phủ

885 – 1.850

1.0

16

Đường Văn Lang

715 – 1.345

1.0

18

Các con đường còn lại

450 – 1980

1.0

12. Mục tiêu và định hướng phát triển huyện Lạc Dương của chính phủ

Được phân chia thành nhiều xã, thị trấn với các đặc điểm khác nhau, huyện Lạc Dương đã và đang phát triển nhanh về mọi mặt để phù hợp với xu thế thời đại. Dưới đây là một số thông tin về mục tiêu và định hướng phát triển của huyện Lạc Dương của Chính phủ đã đề ra:

Mục tiêu và định hướng phát triển

Mục tiêu và định hướng phát triển

  • Về kinh tế: Hình thành một trung tâm kinh tế phát triển đồng thời các các ngành nông, lâm nghiệp và đẩy mạnh du lịch. Đặc biệt là phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn và các trung tâm du lịch đầy tiềm năng.
  • Về văn hóa – xã hội: Tiếp tục giữ lại các nét văn oá đặc trưng của từng dân tộc. Nâng cao phát triển và giúp đỡ các vùng với nhiều chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội, xây dựng thêm trường học, y tế và phương tiện liên lạc.

12.1 Đôi nét về mục tiêu phát triển

  • Về hạ tầng cơ sở: Mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ 722, 723, quốc lộ 27C bằng toàn bộ bê tông cốt thép, mở rộng thêm nhiều khi chợ và dân cứ được ôn định. Bê tông hóa tất cả các tuyến đường nằm trong thị trấn và các xã nhỏ.
Đôi nét về mục tiêu phát triển

Đôi nét về mục tiêu phát triển

  • Về thu hút đầu tư: Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng để phục vụ du lịch và thay đổi bộ mặt vùng miền cần được tập trung nhiều hơn, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hơn để có một tàm nhìn rộng lớn về tìm năng của Lạc Dương.

Hiện nay, với nhiều thông tin cho rằng lĩnh vực bất động sản đang bị trì trệ và gần như đứng im trên sàn thị trường. Song, để phát triển đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khảo sát thị trường và nhanh tay chớp thời cơ để chớp này tiền năng này. Huyện Lạc Dương cũng là một tiềm lực phát triển du lịch và bất động ngày nay. Hãy theo dõi Dalat-Info để biét thêm nhiều thông tin bổ ích về vùng đất huyện Lạc Dương cùng nhiều điều thú vị đang chờ ta khám phá.

Những câu hỏi thường gặp về Huyện Lạc Dương

Hiện nay, huyện Lạc Dương có những loại tài nguyên nào vậy Dalat Info ơi?

Bạn có tò mò liệu huyện Lạc Dương có những tài nguyên nào? Sau đây là những tài nguyên của huyện Lạc Dương: Tài nguyên đất, Tài nguyên nước, Tài nguyên rừng, Tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên du lịch,… Những tài nguyên này đều mang lại tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn đối với huyện Lạc Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Huyện Lạc Dương có dân số bao nhiêu?

Hiện nay, dân số toàn huyện là 25.050 người, mật độ dân số là 16 người/km2. Huyện được đánh giá là có mật độ dân số thưa thớt, không đồng đều mặc dù cho huyện có diện tích khá rộng. Với 4.244 hộ và 18.992 nhân khẩu, huyện chủ yếu tập trung các dân tộc ít người. Đồng thời thu nhập bình quân đầu người của huyện cũng được đánh giá là không cao.

Tiềm năng bất động sản của huyện Lạc Dương hiện nay?

Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, có thể nói rằng hiện nay huyện Lạc Dương có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển bất động sản. Huyện Lạc Dương có quỹ đất dồi dào, rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch dựa trên những ưu thế sẵn có của huyện. Có thể kể đến đó là dự án Charm Resort Lạc Dương và dự án xây dựng khu đô thị văn minh tại huyện Lạc Dương.

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá bài viết này