Huyện Bảo Lâm – Hiện nay, với nhiều luồng dân cư vào các thành phố lớn để an cư lạc nghiệp với mật độ dân số ngày càng tăng thì trào lưu “bỏ phố về rừng” ngày càng nhiều khiến các mảnh đất ở Lâm Đồng ngày càng đón lượng khách từ thành phố xuống xem với số lượng lớn. Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ và giá còn đang thấp.
Dalat-info sẽ đưa các thông tin cần thiết về giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch ở huyện Bảo Lâm nói riêng và Đà Lạt nói chung.
Contents
- 1 1. Tổng quan về huyện Bảo Lâm
- 2 2. Tài nguyên thiên nhiên huyện Bảo Lâm
- 3 3. Du lịch
- 4 4. Các trung tâm kinh tế, văn hóa và tiện ích của huyện Bảo Lâm
- 5 5. Bản đồ hành chính huyện Bảo Lâm và thông tin quy hoạch
- 6 6. Thông tin thị trường Bất động sản huyện Bảo Lâm
- 7 7. Tiềm năng phát triển bất động sản ở huyện Bảo Lâm
- 8 8. Bảng giá nhà đất ở huyện Bảo Lâm (theo giá nhà đất công bố)
- 9 9. Mục tiêu và định hướng phát triển của chính phủ
- 10 10. Định hướng phát triển huyện Bảo Lâm
- 11 Những câu hỏi thường gặp về Huyện Bảo Lâm
1. Tổng quan về huyện Bảo Lâm
Được thành lập theo Quyết định số 65/QĐ-CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ từ huyện Bảo Lộc được chia ra thành 2 đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc, Bảo Lâm nằm giữa hai thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh với diện tích tự nhiên là 1.465 km2, chiếm 19% diện tích cả tỉnh.
ĐỌC THÊM: Huyện Lạc Dương: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch
1.1 Đơn vị hành chính
Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá.
STT |
XÃ/THỊ TRẤN |
DIỆN TÍCH (Km2) |
DÂN SỐ (Người) |
MẬT ĐỘ DÂN SỐ (Người/Km2) |
SL MÃ BƯU CHÍNH |
XÃ |
|||||
1 |
Lộc Quảng |
32,26 |
3873 |
120 |
7 |
2 |
Lộc Tân |
136,8 |
4829 |
35 |
8 |
3 |
Lộc Bắc |
265,8 |
2313 |
9 |
4 |
4 |
Lộc Bảo |
246 |
1206 |
5 |
3 |
5 |
Lộc Lâm |
135,9 |
1584 |
12 |
4 |
6 |
Lộc Phú |
125,2 |
1370 |
11 |
4 |
7 |
Lộc Ngãi |
98,11 |
10414 |
106 |
14 |
8 |
Lộc Đức |
38,51 |
8165 |
212 |
8 |
9 |
Lộc An |
48,55 |
16491 |
340 |
16 |
10 |
Lộc Thành |
86,37 |
11776 |
136 |
18 |
11 |
Lộc Nam |
70,31 |
8241 |
117 |
9 |
12 |
Tân Lạc |
Chưa có số liệu cụ thể |
8 |
||
13 |
BLá |
74,24 |
3302 |
44 |
5 |
THỊ TRẤN |
|||||
1 |
Lộc Thắng |
81,65 |
12.622 |
155 |
13 |
1.2 Vị trí địa lý
Nằm ở vị trí thuận lợi cách nhiều trung tâm kinh tế lớn. Trung tâm huyện Bảo Lâm cách Thành phố Hồ Chí Minh 210 km về phía đông bắc, cách thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 8 km về phía bắc. Nằm trên độ cao trung bình là 900 m nên sở hữu được nguồn không khí mát mẻ, trong lành.
Bảo Lâm là vành đai bao quanh 3 phía: Bắc, đông và tây thị xã Bảo Lộc, khiến cho chu vi của huyện Bảo Lâm rất dài và Bảo Lâm có ranh giới giáp với nhiều địa phương khác:
Phía đông giáp huyện Di Linh
Phía tây giáp các huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên; tây nam giáp huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc, thành phố Bảo Lộc gần như nằm trọn trong lòng huyện;
Phía nam giáp các huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận).
Phía bắc giáp thành phố Gia Nghĩa và các huyện Đắk R’lấp, Đắk Glong (Đắk Nông).
1.3 Dân cư
Bảo Lâm sở hữu diện tích khá rộng nhưng dân cư lại thưa thớt. Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Bảo Lâm toàn huyện có 118.420 người mật độ dân số đạt 60 người/km2.
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp chỉ 2,7 triệu đồng/năm (tương đương 250 USD), thấp hơn chỉ số cả nước rất cao.
Với 21 dân tộc sinh sống ở vùng đất này, chủ yếu là Kinh, Mạ, Cơ Ho, Nùng, Tày,… Đồng bào các dân tộc ít người chiếm 30,5% dân số, chủ yếu là người Mạ (14,9%) và Cơ Ho (9,4%), ngoài ra còn có một số dân tộc từ các tỉnh miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp chưa thống kê.
Cư dân sinh sống không đều nên các yếu tố hỗ trợ thu nhập của mỗi người còn thấp, gây nên tình trạng chênh lệch mức sống giữa các đồng bào, có đồng bào dân tộc lâm vào tình trạng đói, không có lương thực để sống trong 1 – 3 tháng/ năm.
Nhiều văn hoá vùng miền còn được lưu giữ và sẽ trở thành một trong những tìm năng của du lịch đặc sắc nếu được khai thác sự phong phú này. Hơn nữa, vì đồng bào dân tộc tại chỗ có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Ở xã Lộc Bắc đã phát hiện được 2 bộ đàn đá.
Các nhà khảo cổ học xác định những hiện vật này có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Đồng bào dân tộc ở xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn lưu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ đồng tộc cùng chung sống trong một gia đình lớn.
2. Tài nguyên thiên nhiên huyện Bảo Lâm
Được sở hữu vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh Lâm Đồng màu mỡ, khí hậu ôn hoà, tài nguyên thiên nhiên ở huyện Bảo Lâm gần như vô tận và chưa được khai thác.
2.1 Tài nguyên nước
Nơi đây là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông là con sông lớn – La Ngà. Với nhiều dòng sông suối chính đổ về sông La Ngà phù du như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,…
Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông.
Năng lượng thủy điện dồi dào như ĐaNhim, Hàm Thuận – Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,… và rất nhiều con sông đổ về bao phủ huyện Bảo Lâm, là nguồn nước chủ yếu để người dân tận dụng để tưới tiêu, cây trồng nông, công nghiệp cũng như sinh hoạt.
2.2 Tài nguyên khoáng sản
Được mệnh danh là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh Lâm Đồng, huyện Bảo Lâm chiếm 10% tổng giá trị tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong đó thì nguồn tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Nhiều tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy Alumin phục vụ công nghiệp khai thác Bauxit với trữ lượng 630 ngàn tấn/năm. Cùng nhiều loại tài nguyên với trữ lượng lớn đã và đang được khai thác.
3. Du lịch
Nằm trong vùng khí hậu mát mẻ, địa hình phong phú, độc đáo mà Bảo Lâm với nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như thác Tà Ngào – Lộc Thành; Hồ Tân Rai – Lộc Thắng và hàng trăm ha rừng thông nhựa và rừng nguyên sinh.
Đặc biệt có Hồ Tân Rai chạy từ ranh giới Lộc Quảng kéo dài đến khu II – Lộc Thắng theo hướng trục tỉnh lộ DT 725, với trên 200 ha mặt nước. Không ồn ào, tấp nập như thành phố, là nơi lý tưởng để các bạn có thể lui về để đi du lịch, nghĩ dưỡng rất hợp lý.
4. Các trung tâm kinh tế, văn hóa và tiện ích của huyện Bảo Lâm
Với diện tích khá lớn cùng nhiều dân cư sinh sống với nhiều anh em dân tộc, Bảo Lâm phát triển với nhiều trug tâm kinh tế, văn hoá và nhiều tiện ích:
Vui chơi giải trí: Chùa Linh Quy Pháp Ấn – Cổng Trời với vẻ hùng vĩ của núi rừng xen lẫn là sự nhẹ nhàng, thanh tịnh giữa núi rừng. Là một địa danh mà nhiều giới trẻ săn đón, lên tận nơi để thấy toàn cảnh huyện Bảo Lâm xinh đẹp đến nhường nào.
Chợ cũ Lộc An, chợ Lộc Thành, chợ Bảo Lâm, Lộc Thắng, Lâm Đồng: Đây là nơi tập trung các cửa hàng, quán ăn, mua bán các sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày của người dân địa phương. Chợ được mở ra rải rác, với những thiết yếu cung cấp cho toàn bộ dân cư.
Khu công nghiệp quy mô: tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu đa dạng, nhiều cụm công nghiệp Lộc An, Lộc Thắng với các ngành nghề hoạt động chủ yếu như chế biến lâm sản, nông sản, vật liệu xây dựng, sản xuất các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp,…
Văn hóa giáo dục: Toàn huyện có 68 trường, trung tâm(19) với 998 lớp và tổng số học sinh 27.972 học sinh (tăng 34 lớp, tăng 467 học sinh so với năm học 2018- 2019, vừa đủ để đảm bảo quyền lợi học tập cho toàn bộ trẻ em ở huyện Bảo Lâm.
5. Bản đồ hành chính huyện Bảo Lâm và thông tin quy hoạch
Bản đồ hành chính huyện Bảo Lâm bao gồm 1 thị trấn và 13 xã:
- Xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Thị trấn BLá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
6. Thông tin thị trường Bất động sản huyện Bảo Lâm
Rời xa các thành phố lớn để đến các nơi bình yên, giãn dị như Bảo Lâm là một “cán cân nặng ký” mà nhiều nhà bất động sản đặt ra nhiều dự án lớn
THAM KHẢO: Tất tần tật về thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng mà bạn nên biết
6.1 Dự án Lâm Đồng Farmstay
Dự án Lâm đồng Farmstay với diện tích 280 ha tại Bảo Lâm được quy hoạch. Với địa thế “tọa sơn hướng thủy trở thành một khu nghĩ dưỡng.
Được tạo nên từ nhiều khu đồi xanh mát, nhiều con suối, thác chảy róc rách. Là một sự lựa chọn tốt mang lại nhiều lợi nhuận cũng như sự tài lộc, thịnh vượng cho những ai sở hữu.
6.2 Dự án Farm House Lâm Đồng
Dự án là khu đất nền full thổ cư được phát triển tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Đồng với quy mô 3 hecta. Đất nền Farm House Lâm Đồng với hướng phát triển là Biệt thự nghĩ dường kèm trang trại. Với đặc trưng là Nhà ở kết hợp trang trại. Toàn bộ khu nhà đều sở hữu cho riêng mình một khu trang trại riêng.
6.3 Dự án Sun Home Lộc Quảng
Vị trí gần hồ Bảo Lâm nên có khí hậu mát mẻ, dễ chịu so với các khu vực lân cận. Tổng diện tích 600m2 được quy hoạch, nằm tọa lạc ngay trung tâm xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Dự án là khu đất nền nghỉ dưỡng, gồm 41 lô đất được phép xây dựng tự do theo ý muốn của chủ sở hữu.
6.4 Dự án B’lao Charming
Gồm nhà liên kế, biệt thự, biệt thự vườn, trường học, cơ sở y tế, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí, sân Golf, bể bơi, sân tennis, nhiều cơ sở vất chất với dự án với quy mô 80ha.
Nằm ở một vị trí chiến lược ngay quốc lộ 20 đi TP. HCM – Đà Lạt và Quốc lộ 55 đi Bình Thuận. Trong tương lai sẽ là một nơi được nhiều dân cư lựa chọn để sinh sống vì chất lượng và tiện ích quá nhiều.
7. Tiềm năng phát triển bất động sản ở huyện Bảo Lâm
Bảo Lâm là khu vực với quỹ đất dồi dào, đồng thời một vài khu vực của Huyện đang là định hướng phát triển và sát nhập Bảo Lộc, từ đó Tp Bảo Lộc định hướng trở thành thành phố trọng điểm của Tỉnh về Kinh Tế – Chính Trị – Giáo Dục.
Và tiềm năng tăng giá cao khi đầu tư quy hoạch hạ tầng nên trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với giới đầu tư hiện nay. Trung bình hiện nay tại Bảo Lộc đơn giá đất vẫn đang ở tầm ổn định, giao động từ 3,5 triệu – 10 triệu đồng/m2.
Nhờ không khí mát mẻ và nhiều địa danh tự nhiên nổi tiếng, sau Tây Nguyên thì Lâm Đồng xếp thứ hai, cùng với nhiều tiềm năng kinh tế tổng hợp nhờ vị trí địa lý tiếp giáp và nhiều hướng thông thương với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.
Tập trung nhiều yếu tố đắc địa, chắc hẳn huyện Bảo Lâm là một “miếng bánh to” mà nhiều tay bất động sản phải nhanh tay.
8. Bảng giá nhà đất ở huyện Bảo Lâm (theo giá nhà đất công bố)
Theo Quyết định số 16 /2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng) bảng giá đất Lâm Đồng sẽ tính theo các vị trí 1, 2, 3, 4.
Cơ sở để tính vị trí là dựa vào đường lớn gần nhất với các thửa đất. Hiện giá đất thị trường tại Lâm Đồng nói chung và Bảo Lâm nói riêng không biến động quá nhiều so với năm 2019.
9. Mục tiêu và định hướng phát triển của chính phủ
Để phát triển nhanh về mọi mặt để theo kịp với sự phát triển đất nước, huyện Bảo Lâm nói riêng và cả nước nói chung đặt ra nhiều mục tiêu để phù hợp với xu thế thời đại.
9.1 Mục tiêu phát triển huyện Bảo Lâm
Hình thành một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, khu vực Tây nguyên và các tỉnh lận cận, phấn đấu để huyện Bảo Lâm trở thành một trong bốn địa bàn trọng điểm của tỉnh, liên kết với thành phố Bảo Lộc, nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông)
Hình thành đô thị vệ tinh của Thành phố Bảo Lộc bằng con đường thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, xây dựng các đô thị Lộc Thắng và Lộc An.
Phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Khai thác phù hợp và sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, hỗ trợ nhau giữa các lĩnh vực, ngành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
10. Định hướng phát triển huyện Bảo Lâm
Được phân chia thành nhiều tiểu vùng nhỏ với các đặc điểm khác nhau, cùng Dulichdalat.info tìm hiểu nhé!
10.1 Tiểu vùng 1
Gồm thị trấn Lộc Thắng và 3 xã: B’Lá, Lộc Quảng, Lộc Ngãi; lấy thị trấn Lộc Thắng làm trung tâm, với tổng diện tích tự nhiên: 28.788,42 ha, dân số: 39.115 người.
Định hướng phát triển là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Ưu tiên xây dựng khu công nghiệp Tổ hợp Bauxít – Alumin;
Phát triển đô thị; cụm công nghiệp của huyện; trung tâm giáo dục đào tạo của huyện;
Phát triển khu du lịch và nhà ở công nhân;
Dịch vụ phụ trợ cho công nghiệp (tài chính, thông tin, dịch vụ vận tải, kể cả dịch vụ logistic khi có điều kiện
Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, với các sản phẩm chính là chè, cà phê.
10.2 Tiểu vùng 2
Với tổng diện tích tự nhiên: 11.418,3 ha, bao gồm xã Lộc Đức, thị trấn Lộc An và xã Tân Lạc, với tổng diện tích tự nhiên: 11.418,3 ha, dân số: 31.131 người, đô thị Lộc An là trung tâm. Định hướng phát triển là dịch vụ, công nghiệp chế biến và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển hạ tầng đô thị.
10.3 Tiểu vùng 3
Với tổng diện tích tự nhiên: 15.190,68 ha gồm 2 xã là Lộc Thành và Lộc Nam, dân số: 28.004 người. Định hướng phát triển là tập trung thâm canh cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, trồng và bảo vệ rừng để sử dụng đất bền vững; phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Bình…); phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ việc làm (đưa lao động ra ngoài vùng: đến các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động).
10.4 Tiểu vùng 4
Tổng diện tích tự nhiên: 26.107,84 ha, dân số: 4.563 người, gồm 2 xã là Lộc Lâm, Lộc Phú. Định hướng phát triển là công nghiệp năng lượng (thủy điện Đồng Nai 3, 4, Đạ Sua, Đạ RNga), chế biến nông, lâm sản.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chủ yếu là chế biến cà phê, chè chất lượng cao, phát triển chăn nuôi trang trại, quản lý và bảo vệ rừng; đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc; khu kinh tế quốc phòng ATK.
10.5 Tiểu vùng 5
Với tổng diện tích tự nhiên: 51.143,13 ha gồm 2 xã Lộc Bắc và Lộc Bảo, dân số: 7.007 người. Dự định chuyển và hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cây chủ lực là chè, cao su gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp vườn đồi, vườn rừng sẵn có; chăn nuôi trang trại, dưới tán rừng; khai thác những vùng có điều kiện để phát triển nuôi cá nước lạnh; phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển rừng; thực hiện phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn.
10.6 Tiểu vùng 6
Khu vực xã Lộc Tân sở hữu diện tích tự nhiên: 13.702,98 ha, dân số: 6.646 người. Diện tích torng612 chè với quy mô khá lớn nên ở đây có định hướng phát triển chè chất lượng cao, chăn nuôi bò, kết hợp bảo vệ với kinh doanh nghề rừng, phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với ngành nghề truyền thống và vùng nguyên liệu tại chỗ như mây, tre, đan, dệt thổ cẩm,… rất phong phú.
Hãy theo dõi Dalat-info để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về vùng đất huyện Bảo Lâm cùng nhiều điều thú vị đang chờ ta khám phá.
BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
✪ Huyện Đạ Huoai: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch
✪ Huyện Đức Trọng: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch
✪ Huyện Đam Rông: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch
Những câu hỏi thường gặp về Huyện Bảo Lâm
Hiện nay, với nhiều thông tin cho rằng lĩnh vực bất động sản đang bị trì trệ và gần như đứng im trên sàn thị trường. Song, để phát triển về đất đại đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khảo sát thị trường và nhanh tay chớp thời cơ để có cơ hội sở hữu những tiềm năng này. Có rất nhiều chuyên gia môi giới bất động sản hoặc các sàn giao dịch bất động sản, nếu cần thiết hãy liên hệ và khảo sát cụ thể nhất.
Bảo Lâm thuộc vùng đất rộng, người thưa, dân số toàn huyện có 116.122 người, mật độ dân số: 75 người/km2.
Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá
Author Profile
- Lê Lam là giáo viên tại DTC - Dalat Tourism College, từng Học Quản trị Lữ hành tại Chisholm Institute
Latest entries
- Kiến Thức Du Lịch7 Tháng Một, 2025Top 5 vườn hoa hồng Đà Lạt đẹp nao lòng đốn tim du khách
- Chưa được phân loại13 Tháng mười một, 2024Hoa Xương Rồng Đà Lạt: Quán Cafe Ngắm Cảnh Đêm Lãng Mạn Không Thể Bỏ Lỡ
- Kiến Thức Du Lịch24 Tháng tư, 202410 món ngon và quán ăn ngon Hải Phòng nổi tiếng nhất
- Kiến Thức Du Lịch24 Tháng tư, 202410 quán ăn healthy Hải Phòng ngon rẻ, đảm bảo chất lượng